5 bước để tạo Website WordPress chuyên nghiệp

Qui trình tạo Website WordPress chuyên nghiệp khá đơn giản, với những ai mới làm quen với WordPress, thì nắm vững các bước trong qui trình này sẽ giúp các bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi bắt tay vào tạo Website của mình.

Bước 1: Chọn Domain và các dịch vụ kèm theo domain

                    Mua domain từ các nhà cung cấp uy tín:

Domain – Tên miền, cũng chính là ‘thương hiệu‘của Website, cần chọn các nhà cung cấp uy tín để tránh tình trạng bị mất oan domain sau khi Website đã nổi tiếng, hoặc bị gây khó khăn khi muốn transfer sang nhà cung cấp khác.

Hiện giá domain phụ thuộc vào phần mở rộng là Dot gì và có sự chênh lệch ít nhiều ở mỗi nhà cung cấp:

• Tên miền .net hoặc .com giá từ $8 – $13 nên mua ở Namesilo, Namecheap, Name.com hoặc Godaddy.
• Tên miền quốc gia .vn hay .com.vn/.net.vn chỉ được phân phối bởi các nhà cung cấp trong nước với giá từ $25 – $35 ở Nhân Hòa, Z.com
• Tiên miền siêu rẻ dạng .xyz, .pro, .club hay .info giá chỉ $0.88 tại Namecheap.
• Các tên miền đặt biệt như .co, .org hay .shop giá từ $3 – $10 tại Namecheap, Name.com hay Godaddy.

                   Dùng chứng chỉ SSL phù hợp với Website:

Chứng chỉ bảo mật SSL Năm 2019 đã trở thành yếu tố bắt buộc để websites được tin tưởng và đạt thứ hạng SEO cao.

Các trình duyệt sẽ cảnh báo người dùng nếu họ vào Website không cài SSL, và Google cũng xác nhận SSL sẽ là một trong những yếu tố tác động tới cách xếp hạng Website trên Google Search:

  • Có thể dùng SSL miễn phí của CloudFlare Flexible SSL hoặc Let’s Encrypt, đáp ứng tốt nhu cầu thông thường.
  • Với Website cá nhân, shop bán hàng, để ổn định hơn và tương thích tốt với nhiều thiết bị di động, ta có thể chọn DV SSL, giá từ $9 – $29 tại Namecheap. Đặc biệt nếu mua kèm tên miền, giá Positive SSL chỉ còn $1.99 tại Namecheap.
  • Với Website tổ chức, doanh nghiệp nên dùng loại SSL có xác nhận là OV SSL hoặc EV SSL giá từ $29 – $89 tại Namecheap

Kết quả hình ảnh cho thiết kế wordpress chuyên nghiệp

                  Ưu tiên dịch vụ có miễn phí Whois Privacy:

Whois Privacy – Dịch vụ bảo mật tên miền, có thể chọn hoặc không. Nếu bạn muốn tất cả mọi người biết chủ của Website là ai, số phone, email, địa chỉ…thì có thể không cần đến dịch vụ này.

Còn ngược lại, hãy ưu tiên mua tên miền ở Namecheap, Name.com, Namesilo để được miễn phí Whois Privacy, ..ở những nơi khác như Domain.com hay Godaddy, giá Whois Privacy có từ $3 đến trên $10/năm.

               Hãy dùng Domain Mail để tạo phong cách chuyên nghiệp:

Domain Mail, hay email theo tên miền riêng, khi bạn tiến hành các chiến dịch Email Marketing hay liên lạc với khách hàng, dùng email với domain của website sẽ tạo được sự tin tưởng và phong cách chuyên nghiệp.

    Bước 2:Chọn Hosting/VPS phù hợp với Website

Hosting chất lượng cao sẽ giúp website chịu tải tốt, up-time cao và tốc độ nhanh, ổn định. Để chọn được Hosting/VPS chất lượng cao, giá tốt, cần lưu ý các vấn đề sau:

  1. Để có tốc độ tốt, cần chọn Hosting/VPS có Datacenters (nơi đặt servers) ở gần đối tượng người dùng ưu tiên.
  2. Để Website hoạt động ổn định, phải chọn các gói Hosting/VPS có tài nguyên đáp ứng được loại website bạn chạy trên đó.
  3. Sự ổn định của Hosting không chỉ phụ thuộc vào chất lượng phần cứng của Servers mà còn do đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp nữa. Vì vậy, khi chọn Hosting/VPS, nên ưu tiên chọn những tên tuổi uy tín, đừng vì các thông số trên trời hay giá quá rẻ mà chọn những nhà cung cấp chưa có tên tuổi, đơn giản, chúng ta không có thời gian để ‘thử nghiệm’, hãy dành thời gian cho việc tạo Website chuyên nghiệp đã, trải nghiệm ‘thử’ các dịch vụ Hosting/VPS mới hoặc ít tên tuổi hãy để sau

Bước 3: Chọn Theme và các Branding Design phù hợp

Với đa phần các Website dùng WordPress, giải pháp nhanh gọn và kinh tế là mua Themes phù hợp thay vì thuê người làm Themes theo ý mình.

  • Bạn có thể dùng các themes rất nhẹ miễn phí ở WordPress.org hoặc các themes free từ MyThemeShop, Theme-Junkie…
  • Mua trực tiếp từ tác giả. Giá các WordPress Themes Premium chỉ từ chục $ đến $100. Nếu cần chỉnh lại theo ý muốn các nhân, bạn có thể dễ dàng thuê một Freelancer làm trong 1 ngày với giá chỉ từ $50 đến $100.
  • Hoặc tham gia chương trình VIP club hoặc dịch vụ cài Theme bản quyền

                       Một số gợi ý Themes cho các loại WordPress Websites phổ biến:

  1. Personal Blog: chọn Theme-Junkie, MyThemeShop, và nhất là StudioPress, vì các themes này rất nhẹ và tối ưu cho Blog và chuẩn SEO.
  2. Trang tin tức, tạp chí: chọn Sahifa, Soledad hoặc Newspaper từ ThemeForest.
  3. Blog tiếp thị liên kết, Adsense: hãy ưu tiên các themes từ MyThemeShop, thường tích hợp rất nhiều tính năng mạnh mẽ cho loại website này, và cũng rất dễ dùng.
  4. Coupon Websites: dùng MyCoupon của MyThemeShop, ReHub từ ThemeForest hoặc Clipper từ AppThemes.
  5. Shop bán hàng: nếu ít sản phẩm hãy chọn các eCommerce themes của MyThemeShop, Theme-Junkie để load nhẹ và dễ cài đặt. Với shop nhiều sản phẩm và tính năng, hãy chọn các themes WooCommerce mạnh mẽ nhất 2019 Flatsome, Electro, Shopkeeper, North …từ  ThemeForest.
  6. Web công ty, dịch vụ: ưu tiên chọn Astra, OceanWP hay Divi Theme của ElegantThemes, rất nhẹ và chuẩn SEO. Hoặc bạn có thể dùng các Themes rất mạnh mẽ từ ThemeForest như Avada, The7, BeTheme, TheX…
  7. Authority-MMO- Marketing Online: khó có Themes nào tốt bằng bộ Themes & Plugins của ThriveThemes, hầu như các blog tên tuổi VN và thế giới đều thích ThriveThemes.
  8. Classified & Directory: dùng themes từ Templatic hoặc AppThemes hoặc EngineThemes
  9. Landing Pages/ Lead Pages: chọn ThriveThemes với Plugins ThriveLeads hoặc dùng Themes bất kỳ với các Plugins Beaver Builder hoặc Elementor.

  Bước 4: Chọn các Plugins tăng tính năng cho Website

Sức mạnh của WordPress nằm ở các Plugins, bạn có thể tăng thêm vô số chức năng cho website bằng các plugins từ miễn phí đến thương mại.

         Các plugins miễn phí cần thiết cho hầu hết các WordPress Website:

  • Chống Spam bằng Akismet Anti-Spam.
  • Tối ưu SEO bằng bản free của YoastSEO hoặc All in One SEO Pack.
  • Broken Link Checker để check link lỗi error 404.
  • Simple 301 Redirects để fix lỗi 404, rất quan trọng cho SEO.
  • Tăng tốc Caching bằng WP Super Cache, WP Fatest Cache hoặc WP Total Cache free.
  • Tạo Form liên hệ bằng ContactForm 7, NinjaForm (Lite) hoặc WPForms(Lite)
  • Tạo Opt-In Form bằng WP Subscribe Free của MyThemeShop.
  • Sao lưu code+database và up lên Google Drive tự động bằng UpdraftPlus.
  • Bảo mật bằng iThemes Security hoặc WordFence bản free.

                      Trong đó các Premium Plugins chuyên dụng cho từng loại Websites:

 

  • Yoast SEO Premium ($70) hoặc AllinOne SEO Pack Pro ($80) – Tối ưu SEO cao cấp.
  • WP Rocket plugins tăng tốc Caching ($40) số 1 thế giới.
  • Bloom hay ConvertPlug, Ninja Popup, ThriveLead – Tạo Op-In Form chuyên nghiệp.
  • Monarch, Easy Social Share Buttons: tích hợp các nút Share mạng xã hội.
  • WP Automatic để tự động đăng bài lên mạng xã hội ($21).

Kết quả hình ảnh cho thiết kế wordpress chuyên nghiệp

Bước 5: Chọn dùng các dịch vụ ngoài cho WordPress Website

 

Các Plugins không là không đủ cho WordPress Websites, những dịch vụ chuyên dụng bên ngoài sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta.

                   Các dịch vụ miễn phí cần cho mọi Websites WordPress:

  • Dịch vụ tăng tốc CDN và DNS trung gian CloudFlare: rất tốt để chống DDos và tăng tốc độ truy cập từ mọi nơi trên thế giới.
  • Dịch vụ Email Marketing: Tài khoản Free tại Mailchimp đáp ứng tốt nhu cầu thông thường.
  • Dịch vụ nén ảnh: dùng SmushIT bản miễn phí .
  • Dịch vụ tự động Backups: dùng Plugins UpdraftPlus miễn phí, tự động backup theo lịch và upload các bản sao lưu lên các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive, Dropbox…
  • Dịch vụ quét mã độc: dùng dịch vụ có sẵn trên Hosting hoặc Sucuri SiteCheck để quét online, dùng một số Plugins khác để check như TAC, Exploit Scanner.
  • Quan trọng nhất là dịch vụ Google Analytics và Google Console miễn phí- giúp bạn theo dõi trạng thái của Website trên công cụ tìm kiếm của Google để tối ưu SEO.
  • Tạo Facebook FanPage, Twitter và Google Plus, Pinterest ..để post bài lên mạng xã hội, đây là kênh quảng cáo miễn phí giúp bạn tăng traffic rất hiệu quả.

                   Các dịch vụ Trả tiền với giải pháp tiết kiệm:

  • Email Marketing: Amazon SES+Sendy, chi phí tối đa khoản $50/năm.
  • Backups & Restore tự động bằng VPS 128MB RAM ở Ramnode $15/năm.
  • Nén ảnh bằng ShortPixel $10/ 10.000 ảnh

               Khi Website đã phát triển mạnh, hãy dùng các giải pháp cao cấp:

  • Tăng tốc bằng MaxCDN giá từ $100/năm.
  • Sao lưu thời gian thực bằng VaultPress giá từ $40/năm.
  • Chống DDos mức độ cao, chặn hacker và quét mã độc bằng Sucuri Platform $300/năm.
  • Email Marketing chuyên nghiệp bằng GetResponse giá từ $180/năm.
  • Nén ảnh tự động số lượng lớn bằng ShortPixel giá từ $60/năm.
  • Tự động đăng bài hàng loạt lên mạng xã hội bằng OnlyWire giá từ $120/năm.

Tùy vào loại Website, khu vực người dùng ưu tiên, và khả năng tài chính ban đầu, hãy chọn những dịch vụ phù hợp để có được một WordPress Website ưng ý!

Những lý do mà bạn nên chọn WordPress

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về WordPress, mình xin chỉ ra cho bạn một số lý do rất tuyệt vời để bạn chọn WordPress làm nền tảng xây dựng website cho riêng bạn

Dễ sử dụng:

WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao. Các thao tác trong WordPress rất đơn giản, giao diện quản trị trực quan giúp bạn có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn. Về cách cài đặt lại càng dễ hơn, bạn có thể tự cài đặt một website WordPress trên host (máy chủ) riêng của mình và tự vận hành nó sau vài cú click. Bạn đang lo lắng cách cài đặt thế nào, host là gì? Không sao, các phần tiếp theo của serie học WordPress căn bản của mình đã có nói rất chi tiết.

Cộng đồng hỗ trợ đông đảo:

Là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất thế giới, điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ được cộng đồng người sử dụng WordPress hỗ trợ bạn các khó khăn gặp phải trong quá trình sử dụng. Nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt, bạn có thể dễ dàng tìm câu trả lời cho vấn đề bạn đang gặp phải trên Google chỉ với vài từ khóa tìm kiếm.

Nhiều gói giao diện có sẵn:

rong khi sử dụng WordPress, khái niệm giao diện cho website WordPress thường được gọi là theme nên kể từ phần này, mình sẽ gọi nó là theme. Hiện nay WordPress có rất nhiều theme miễn phí khác nhau để bạn có thể dễ dàng thay đổi “da thịt” của website mình chỉ với vài cú click mà không cần bận tâm việc làm sao để thiết kế một theme cho riêng mình. Còn nếu bạn muốn website đẹp và chuyên nghiệp hơn, bạn có thể mua các theme trả phí với giá bán dao động từ $30 đến $65.

Nhưng nếu bạn là người mới tập làm quen với WordPress, hãy tạm quên việc dùng theme trả phí vì cách cài đặt nó có thể không mấy dễ dàng cho người mới bắt đầu, nhưng mình sẽ có bài hướng dẫn ở những phần cuối bài học này.

Nhiều plugin hỗ trợ:

Plugin nghĩa là một trình cắm thêm vào website để bổ sung các chức năng mà bạn cần. Ví dụ mặc định sau khi cài website WordPress, bạn không có chức năng hiển thị các bài viết liên quan ở dưới mỗi bài viết, nhưng với nhiều plugin miễn phí hỗ trợ thì bạn có thể dễ dàng cài thêm một plugin miễn phí để website mình có chức năng đó. Tương tự với theme, cũng có rất nhiều plugin trả phí mang những tính năng rất độc đáo và có ích vào website và nó sẽ có giá khoảng từ $10 đến $80 tùy theo độ phức tạp.

Dễ phát triển cho lập trình viên

Nếu bạn là một người có am hiểu về việc làm website như thành thạo HTML, CSS, PHP thì có thể dễ dàng mở rộng website WordPress của bạn ra với rất nhiều tính năng vô cùng có ích. Cách phát triển cũng rất đơn giản vì WordPress là một mã nguồn mở nên bạn có thể dễ dàng hiểu được cách hoạt động của nó và phát triển thêm các tính năng.

Với hàng nghìn hàm (function) có sẵn của nó, bạn có thể thoải mái sử dụng, bạn cũng có thể thay đổi cấu trúc của một hàm với filter hook và hầu như quy trình làm việc của một lập trình viên chuyên nghiệp có thể ứng dụng dễ dàng vào WordPress.

Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ:

Mã nguồn WordPress hiện tại có rất nhiều gói ngôn ngữ đi kèm, bao gồm tiếng Việt. Mặc dù trong mỗi giao diện hay plugin đều có ngôn ngữ riêng nhưng bạn có thể dễ dàng tự dịch lại nó với các phần mềm hỗ trợ.

Có thể làm nhiều loại website:

Dùng WordPress không có nghĩa là bạn chỉ có thể làm blog cá nhân, mà bạn có thể biến website mình thành một trang bán hàng, một website giới thiệu công ty, một tờ tạp chí online bằng việc sử dụng kết hợp các theme và plugin với nhau. Tuy nhiên để làm được, bạn nên chắc chắn là đã hiểu được WordPress chứ đừng vội một bước lên mây để nhận các cảm giác thất vọng vì độ phức tạp của nó.

 

6 bước thiết kế website WordPress cho người mới bắt đầu

Bạn là người mới bắt đầu chậm chững bước vào con đường thiết kế website WordPress? Bạn không biết nên bắt đầu như thế nào, từ đầu và cần chuẩn bị những gì. Nội dung bài viết này sẽ làm sáng tỏ cho bạn những thắc mắc và hướng dẫn cho bạn cách tổng quát nhất để có thể lập trình website ưng ý với nền tảng thiết kế web nổi tiếng này.

1.Đăng kí tên miền là cách để bạn tự khẳng định thương hiệu:
Khi bạn đã quyết định đầu tư vào một website, vừa tốn thời gian và công sức, thì không nên sử dụng các trang miễn phí để làm bởi vì các domain và hosting tại đó rất dễ chết mà không hề có thông báo nào. Quan trọng nhất khi xây dựng một website là việc bạn sở hữu riêng cho mình một domain để giúp bạn hạn chế tình trạng chết không rõ lý do và cũng là một cách để bạn xây dựng thương hiệu cá nhân. Cho nên hãy nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này khi bạn đang lưỡng lự giữa việc chọn trang miễn phí hay thu phí cho tên miền.

Những tên miền bạn nên đặt một cách ngắn gọn nhất có thể, vừa dễ nhớ lại vừa có thể khái quát được kĩnh vực mà bạn đang lựa chọn để thiết kế.

Kết quả hình ảnh cho thiết kế website wordpress là gì

  2.Chọn hosting cho website của bạn:

Hosting chính là nơi giúp lưu trữ dữ liệu của website. Domain và hosting là hai yếu tố không thể tách rời nhau, bắt buộc chúng phải luôn tồn tại song song với nhau. Các hosting hiện nay đều có các chức năng giống nhau, điểm khác biệt lớn nhất đó chính là tốc độ load, băng thông, dung lượng, bảo mật… Mỗi hosting của riêng từng nhà cung cấp sẽ có chất lượng khác nhau tùy thuộc vào giá tiền mà bạn lựa chọn. Vì thế nên suy nghĩ kĩ càng vấn đề này trước khi lựa chọn để tránh những lựa chọn sai lầm.

3. Chọn theme WordPress:

Theme đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu bạn chọn được một theme đẹp và phù hợp sẽ giúp cho website của mình thu hút được nhiều người truy cập còn ngược lại dễ khiến người truy cập rối mắt. Hiện nay có hai loại theme cho bạn lựa chọn là miễn phí và trả phí. Loại miễn phí thường ở mức cơ bản chấp nhận được. Còn trả phí thì được đầu tư với các phong màu và nền hợp lý vô cùng vừa mắt.

Để cài theme cho wordpress hiện nay có 3 cách cơ bản nhất:

– Tìm và cài đặt từ thư viên, bạn vào Appearance → themes và ấn Add New. Có rất nhiều theme trong thư viện để bạn lựa chọn. Sau khi chọn được cái ưng ý thì bạn nhấn install cài đặt sau đó nhấn active để kích hoạt.
– Upload từ máy tính lên website, bạn phải nén nó lại dưới dạng file .zip sau đó bạn vào Appearance → themes→ Add New→ upload themes.
– Upload trưc tiếp vào host hoặc localhost, cách này chỉ sử dụng khi bạn bị hạn chế dung lượng upload. Giải nén ra và upload thư mục theme vào thư mục /wp-content/themes/, nhớ là thư mục theme cũng phải có dạng /tên-theme/style.css. Sau cùng bạn vào Appearance → themes để kích hoạt.

    4. Cài đặt các plugin wordpress cần thiết:

Plugin đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng giúp cho website của bạn trở nên vô cùng tiện lợi. Bạn có thể dễ dàng kiểm soát website của mình thông qua một số plugin như iThemes Security Pro giúp bạn tăng tính bảo mật dành cho wordpress của mình, WP SMTP nhanh chống giải quyết các vấn đề về email cho bạn, Akismet chống các spam, kiểm tra và nhận xét các comment, WP Smush cho phép bạn có thẻ nén và tối ưu hóa hình ảnh một cách dễ dàng và còn nhiều plugin khác nữa. Bạn nên xem xét thật kĩ loại nào phù hợp với những thứ mình đang cần để giúp website trở nên hoàn thiện hơn. Hãy chọn những plugins hỗ trợ thiết kế website WordPress phổ biến và cần thiết, tránh tình trạng dư thừa vì chúng sẽ khiến cho trang của bạn bị nặng.

Kết quả hình ảnh cho thiết kế website wordpress là gì

  5. Bắt đầu phần chia các danh mục tùy chỉnh và viết nội dung:

Tại đây bạn hãy phân chia website thành các danh mục tùy theo ý tưởng của bạn. Sau khi đã có được đầy đủ các danh mục thì hãy bắt đầu viết nội dung dưới dạng các bài nhận xét, phân tích hay đánh giá về một vấn đề nào đó. Hoặc đơn giản đó là một bài giới thiệu sản phẩm nếu bạn đang buôn bán một loại hàng hóa nào chẳng hạn. Nhanh chống lấp đầy trang web của mình bằng nhiều nội dung để cải thiện lượt truy cập một cách nhanh chóng.

6. Cài đặt thêm Google Analytics và Google Search Console để tiện theo dõi:

Google Analytics là công cụ quản trị web vô cùng hiệu quả, giúp đo lường các chiến dịch tiếp thị bạn đang làm thông qua lượng truy cập.

Google Search Console giúp người sở hữu quản lý được website, kiểm tra lỗi và tình trang của trang web. Với hai công cụ này sẽ giúp bạn xem được website của mình có đang thu hút được nhiều lượt truy cập hay không.

Với 6 bước trên, căn bản là bạn đã có thể dựng xong được một trang web ưng ý. Việc tiếp theo đó là hãy luôn không ngừng theo dõi tình hình của chúng để có những cách khắc phục cho đúng thời điểm nhé. Chúc bạn có thể tạo nên những website cực kì ấn tượng.

Thiết kế Website bằng WordPress nên hay không nên?

Trên thị trường thiết kế website hiện nay đa phần các công ty đều phát triển dựa trên nền tảng wordpress, một CMS mã nguồn mở giúp cho việc thiết kế website, thi công triển khai làm website trở nên nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn nhiều các nền tảng khác. Chúng ta cần phải hiểu wordpress là gì và tại sao nó lại phát triển nhanh như vậy

                  NHỮNG LỢI ÍCH CỦA WORDPRESS

Nói đến lợi ích của wordpress chúng ta có thể nói đến 2 khía cạnh, một là lợi ích cho những đơn vị thiết kế website và lợi ích của người dùng wordpress. Do wordpress là một mã nguồn mở nên việc thiết kế và triển khai một website wordpress sẽ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều cho các đơn vị thiết kế website do họ không cần phát triển backend (phần quản trị) của hệ thống, một số mẫu giao diện thì được bày bán nhiều và đa dạng trên internet. Thường một website wordpress nếu làm cẩn thận và chi tiết chỉ mất khoảng 7 – 10 ngày là có thể xong, những site đơn giản có thể chỉ mất từ 3 – 5 ngày, chính vì vậy sẽ giúp các công ty thiết kế website bằng wordpress hạ giá thành sản phẩm, từ đó cho ra những sản phẩm website giá rẻ.

Đối với người sử dụng thì do wordpress là mã nguồn mở được nhiều công ty trên thế giới viết các plugin và bán nên thường khi cần một số chức năng nào đó là có thể search, cài đặt và sử dụng được ngay. Giá mỗi plugin cũng được rao bán với giá rẻ do cộng đồng người sử dụng đông đảo. WordPress thường đã được làm chuẩn SEO về mặt cấu trúc, các tools hỗ trợ cho việc SEO cũng đa dạng. Đối với một số người thì cho rằng wordpress dễ sử dụng so với một số các CMS khác. Tuy nhiên đối với tôi thì tôi cho rằng nó không hề dễ sử dụng.

Kết quả hình ảnh cho thiết kế website wordpress là gì

 VẤN ĐỀ CỦA NHỮNG TRANG SỬ DỤNG WORDPRESS

Ở khía cạnh là một lập trình viên, một công ty thiết kế website tôi thây wordpress bộc nhiều bất cập cho cả công ty thiết kế website và người sử dụng. Một số khách hàng của tôi đã sử dụng wordpress và quay sang sử dụng các sản phẩm CNTT được code thuần. Đối với một công ty thiết kế website, việc đi theo wordpress có thể khiến công ty bị phụ thuộc và một mã nguồn, giảm sức sáng tạo của nhân viên. Khi bạn chấp nhận đi theo wordpress đồng nghĩa với bạn sẽ phải phụ thuộc vào nó. Việc phát triển thêm cho nó gặp rất nhiều khó khăn mà đôi khi cần những người thật sự xuất sắc mới có thể làm được. WordPress tiền thân là một hệ quản trị blog nó không được sinh ra để làm website bán hàng hay thương mại điện tử, việc ép nó thành các dạng website như vậy sẽ nảy sinh nhiều vấn đề như :

                 1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu:

Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu (CSDL) của wordpress được lưu khác so với dạng lưu mà các lập trình viên được học, trong đó dữ liệu được lưu dạng ngang theo trường key và value – được lưu kiểu JSON. Ưu điểm của dạng lưu này là có thể chiến đấu với bất kỳ loại dữ liệu nào, nhược điểm của nó là việc đọc dữ liệu gặp khó khăn do bạn cần phải get dữ liệu ra và phân tích, tốc độ đọc sẽ khiến trang chậm đi rất nhiều.

     2.Khà năng phát triển thêm các chức năng Custom:

Đành rằng trên nền tảng web cũng có những hạn chế của nó, nhưng hiện tại phần mềm trên nền tảng web hiện đang phát triển rất mạnh. Việc cần có những chức năng hỗ trợ cho công việc bán hàng của khách hàng là điều quan trọng khi thị trường ngày càng cạnh tranh gắt gao. Những chức năng như SMS marketing, Email marketing, phần mềm bán hàng, phần mềm đọc ghi dữ liệu từ người dùng sẽ rất khó phát triển trên wordpress nếu như không muốn nói ở thời điểm hiện tại là không thể.

3. Rủi ro cho khách hàng:

Với việc có nhiều plugin được phát triển bởi 3rd party miễn phí trên nền tảng wordpress có thể khiến các plugin đó bị gắn mã độc. Khi khách hàng cài đặt các plugin này sẽ dễ dàng bị chiếm quyền sử dụng website thậm chí là quyền truy cập server, hosting. Các hacker dễ tính sẽ chỉ lấy thông tin khách hàng của bạn, còn nếu là người nguy hiểm sẽ sử dụng hosting và server của bạn làm máy trạm cho những đợt tấn công mạng, điều này có thể mang rắc rối đến cho bạn. Ngoài ra thì thỉnh thoảng với việc treo ảnh website đã bị hack cũng khiến bạn sẽ bị mất khách hàng, nhất là với những đơn vị bán hàng online. Khách hàng liệu có dành sự tin tưởng cho bạn tiếp khi truy cập vào một website bị treo biển đã bị hack. Một số khách hàng của vicogroup đã bị tình huống này xảy ra.

4. Tốc độ tải trang:

WordPress khi hoạt động sẽ sinh ra rất nhiều file rác, nếu bạn là người dùng đơn thuần không biết cách dọn rác thì chỉ trong một thời gian ngắn thôi website của bạn sẽ load rất là chậm. Khi google hay những search engine khác đang đẩy mạnh vấn đề tải trang, thân thiện với các thiết bị mobile, với hạ tầng viễn thông chất lượng thấp thì việc tốc độ tải trang chậm sẽ là vấn nạn đối với thứ hạng tìm kiếm của website bạn.

Kết quả hình ảnh cho thiết kế website wordpress là gì

   5. Hệ quản trị khó sử dụng:

Đối với các hệ quản trị khác thì tôi không rõ những với hệ quản trị đã phát triển để so sánh với wordpress thì tôi khẳng định hệ quản trị của chúng tôi dễ sử dụng hơn. Vấn đề của wordpress mắc phải là ưu điểm mà cũng là nhược điểm của hệ quản trị này, đó là khả năng tùy biến cao sử dụng được cho nhiều loại hình website. Chính vì khả năng này nên việc các chức năng thừa không cần thiết cho một số chức năng nhưng vẫn được sử dụng. Những chức năng này sẽ làm khó cho người dùng vì phải xử lý quá nhiều công đoạn mà đáng ra không cần phải xử lý. Trên thị trường CNTT hiện nay những phần là code chay hay code thuần luôn đắt hơn những CMS được xây dựng sẵn là bởi lý do như vậy. Vì là code thuần nên khả năng bảo trì bảo dưỡng sẽ dễ hơn rất nhiều, là code được xây dựng riêng cho chức năng đó nên nó cũng sẽ tối ưu hơn cả cho chức năng mà bạn sử dụng. Khả năng phát triển của các sản phẩm được code thuần cũng cao hơn là những bộ code được đóng gói sẵn.

    6. Hỗ trợ SEO- Maketing online:

Nhiều đơn vị, người sử dụng cho rằng wordpress là một nền tảng hỗ trợ cho việc SEO – marketing online tốt nhất. Chúng tôi đồng ý rằng wordpress có nhiều plugin hỗ trợ cho việc làm SEO – marketing online, tuy nhiên chuẩn SEO là một chuẩn quốc tế, nền tảng nào nếu công ty thiết kế website chuyên nghiệp có kiến thức tốt về SEO sẽ đều có thể thiết kế ra một website chuẩn SEO. Và những từ khóa khó đôi khi vẫn vượt qua wordpress để lên dẫn đầu trên kết quả tìm kiếm.

Đọc đến đây chúng tôi hiểu là bạn đã có những lựa chọn cho bạn khi lựa chọn công ty thiết kế website. Bạn có thể tiết kiệm chi phí để xây dựng một website giá rẻ làm bằng wordpress, và bạn cũng có thể sẽ đánh mất tất cả khi website đó bị hack. Hay là bạn sẽ chấp nhận một khoản chi phí hợp lý để phát triển kinh doanh trên môi trường online một cách an toàn, có các chức năng hỗ trợ cho việc kinh doanh được phát triển tốt nhất.

WordPress là gì? Tại sao nên dùng WordPress

          Tổng quan về một website

Với một website thông thường, nó sẽ bao gồm các thành phần sau:

◊ Giao diện (Front-end): Là những gì chúng ta thấy nó hiển thị ra bên ngoài như bố cục, màu sắc của website. Phần này chúng ta gọi là giao diện và nó được xếp vào loại Front-end của một website.
◊ Mã nguồn xử lý (Backend): Giống như một cỗ máy, để nó hoạt động được như những gì chúng ta thấy thì phải có một hệ thống bên trong để xử lý. Ví dụ khi vào website bạn ấn nút đăng ký, làm sao hệ thống có thể lưu trữ các thông tin của bạn lại thì sẽ do các mã nguồn xử lý.
◊ Cơ sở dữ liệu (Database): Với các website hiện nay thì sẽ có một phần không thể thiếu gọi là cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu sẽ lưu lại dữ liệu mềm của website đó như dữ liệu bài viết, nội dung trên website, hay các thiết lập,…Còn mã nguồn chỉ lưu trữ các tập tin của mã nguồn, tập tin hình ảnh.

Như vậy để xây dựng được một website, chúng ta phải làm 3 phần này với độ phức tạp cao và yêu cầu bảo mật khắt khe. Thế nhưng với sự hỗ trợ của WordPress, công việc này đã được làm sẵn và chúng ta chỉ việc sử dụng cho nó chạy.

Kết quả hình ảnh cho thiết kế website wordpress là gì

              WordPress là gì?

WordPress là một phần mềm nguồn mở (Open Source Software 1) được viết bằng ngôn ngữ lập trình website PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL; cũng là bộ đôi ngôn ngữ lập trình website thông dụng nhất hiện tại. WordPress được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 27/5/2003 bởi tác giả Matt Mullenweg và Mike Little. Hiện nay WordPress được sở hữu và phát triển bởi công ty Automattic có trụ sở tại San Francisco, California thuộc hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP để hỗ trợ tạo blog cá nhân, và nó được rất nhiều người sử dụng ủng hộ về tính dễ sử dụng, nhiều tính năng hữu ích. Qua thời gian, số lượng người sử dụng tăng lên, các cộng tác viên là những lập trình viên cũng tham gia đông đảo để phát triển mã nguồn WordPress có thêm những tính năng tuyệt vời.

             Những thành tựu của WordPress

Khi tìm hiểu về WordPress, bạn sẽ thật tự hào khi biết rằng mã nguồn mà các bạn đang tìm hiểu ngay sau đây có những thành tựu rất vượt bậc và là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất hành tinh. Để kiểm chứng điều đó, các bạn cần biết là:
•  Trên thế giới, có khoảng 25 bài viết được đăng lên các website sử dụng WordPress mỗi giây.
•  Số lượng website làm bằng WordPress chiếm 27% tổng số lượng website trên thế giới.
•  Trong số 100% các website sử dụng mã nguồn CMS, WordPress chiếm 60%.
•  Phiên bản WordPress 4.0 đạt hơn 16 triệu lượt tải chỉ sau khoảng hai tháng.
•  WordPress đã được dịch sang 169 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm phiên bản Tiếng Việt được dịch đầy đủ.
•  Chỉ tính các giao diện (hay còn gọi là theme) miễn phí trên thư viện WordPress.org thì đã có hơn 2.700 themes khác nhau.

               Những lý do mà bạn nên chọn WordPress:

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về WordPress, mình xin chỉ ra cho bạn một số lý do rất tuyệt vời để bạn chọn WordPress làm nền tảng xây dựng website cho riêng bạn.

Dễ sử dụng:
WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao. Các thao tác trong WordPress rất đơn giản, giao diện quản trị trực quan giúp bạn có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn. Về cách cài đặt lại càng dễ hơn, bạn có thể tự cài đặt một website WordPress trên host (máy chủ) riêng của mình và tự vận hành nó sau vài cú click. Bạn đang lo lắng cách cài đặt thế nào, host là gì? Không sao, các phần tiếp theo của serie học WordPress căn bản của mình đã có nói rất chi tiết.

Kết quả hình ảnh cho thiết kế website wordpress là gì

Cộng đồng hỗ trợ đông đảo:
Là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất thế giới, điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ được cộng đồng người sử dụng WordPress hỗ trợ bạn các khó khăn gặp phải trong quá trình sử dụng. Nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt, bạn có thể dễ dàng tìm câu trả lời cho vấn đề bạn đang gặp phải trên Google chỉ với vài từ khóa tìm kiếm.
Hiện nay ở Việt Nam, website Thachpham.com được xem là nguồn hướng dẫn sử dụng WordPress tốt nhất với hàng trăm bài viết hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, bạn có thể gửi thắc mắc để được giải đáp tận tình trên trang Hỏi đáp WordPress của ThachPham.Com, hoặc tham gia nhóm WordPress Việt Nam (cũng do Thạch Phạm quản lý) trên Facebook để cùng giao lưu.

Nhiều gói giao diện có sẵn:
Tuy WordPress rất dễ sử dụng, nhưng việc tự tay thiết kế một giao diện website cho mình dựa trên WordPress không hề đơn giản và vẫn cần một kiến thức chuyên môn nhất định. Tuy nhiên bạn không cần qua lo lắng về điều này, bởi vì hệ thống giao diện (bao gồm trả phí lẫn miễn phí) dành cho WordPress cực kỳ phong phú và bạn có thể sử dụng chỉ với vài cú click.

Nhiều plugin hỗ trợ:
Plugin mở rộng nghĩa là một thành phần cài đặt thêm vào WordPress để giúp nó có thêm nhiều tính năng cần thiết, ví dụ bạn cần tính năng làm trang bán hàng cho WordPress thì cài thêm plugin WooCommerce chẳng hạn. Với lợi thế là người sử dụng đông đảo, nên thư viện plugin của WordPress cũng cực kỳ phong phú lẫn trả phí và miễn phí, hầu hết các tính năng thông dụng bạn đều có thẻ tìm thấy thông qua plugin

Dễ phát triển cho lập trình viên:
Nếu bạn là một người có am hiểu về việc làm website như thành thạo HTML, CSS, PHP thì có thể dễ dàng mở rộng website WordPress của bạn ra với rất nhiều tính năng vô cùng có ích. Cách phát triển cũng rất đơn giản vì WordPress là một mã nguồn mở nên bạn có thể dễ dàng hiểu được cách hoạt động của nó và phát triển thêm các tính năng.
Với hàng nghìn hàm (function) có sẵn của nó, bạn có thể thoải mái sử dụng, bạn cũng có thể thay đổi cấu trúc của một hàm với filter hook và hầu như quy trình làm việc của một lập trình viên chuyên nghiệp có thể ứng dụng dễ dàng vào WordPress.

Kết quả hình ảnh cho thiết kế website wordpress là gì

Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ:
Mã nguồn WordPress hiện tại có rất nhiều gói ngôn ngữ đi kèm, bao gồm tiếng Việt. Mặc dù trong mỗi giao diện hay plugin đều có ngôn ngữ riêng nhưng bạn có thể dễ dàng tự dịch lại nó với các phần mềm hỗ trợ.

Có thể làm nhiều loại website:
Dùng WordPress không có nghĩa là bạn chỉ có thể làm blog cá nhân, mà bạn có thể biến website mình thành một trang bán hàng, một website giới thiệu công ty, một tờ tạp chí online bằng việc sử dụng kết hợp các theme và plugin với nhau. Tuy nhiên để làm được, bạn nên chắc chắn là đã hiểu được WordPress chứ đừng vội một bước lên mây để nhận các cảm giác thất vọng vì độ phức tạp của nó.

               Những hiểu lầm về WordPress:

WordPress có thể làm mọi thứ:
Đúng vậy, WordPress chỉ là một phần mềm nguồn mở được viết bằng PHP & MySQL để giúp bạn tạo được website như blog, trang tin tức, trang bán hàng, trang đặt phòng khách sạn,….nhanh hơn. Nhưng đó không có nghĩa là nó sẽ giúp bạn tạo được một website bất kỳ chỉ với các thao tác đơn giản. Đầu tiên bạn nên hiểu mã nguồn WordPress và làm quen với nó, ngay cả với một số giao diện hoặc plugin có sẵn nhưng việc sử dụng nó cũng khá phức tạp và cần thời gian tìm hiểu để quen cách sử dụng.

WordPress chỉ dành cho người không biết code:
Hoàn toàn sai lầm, nếu bạn đã nghe ai đó nói với bạn rằng WordPress chỉ dành cho những người không chuyên lập trình sử dụng thì điều này hoàn toàn không chính xác.

Dĩ nhiên những người không biết lập trình sẽ dùng WordPress bằng cách sử dụng các tính năng có sẵn, thư viện giao diện phong phú và các plugin hỗ trợ cũng đã đủ để làm được website. Nhưng nếu bạn biết code thì càng tốt vì WordPress có phần lõi mã nguồn rất mạnh để bạn áp dụng kỹ năng không giới hạn, nếu bạn cho rằng WordPress chỉ dành cho người không biết lập trình thì hãy xem qua WordPress Nâng Cao.